Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm-sóc-răng-trẻ-em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm-sóc-răng-trẻ-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Sâu răng hàm ở trẻ phải làm sao ?


Do trẻ có ý thức về cách vệ sinh răng miệng mà lại thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ cho nên trẻ thường hay mắc bệnh về răng miệng, nhất là sâu răng. Sâu răng hàm là một trong các bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ


 Sâu răng hàm ở trẻ em không đơn giản.
Sâu răng hàm ở trẻ em không đơn giản.

Những tác hại khi răng hàm của trẻ bị sâu


Răng hàm là một trong những chiếc răng có chức năng nhai quan trọng nhất trong miệng. Răng hàm số 6 (tính từ vị trí thứ 6 từ răng cửa) là chiếc răng vĩnh viễn mọc sớm nhất, mọc ngay từ khi trẻ 6 tuổi, do đó, chiếc răng này cũng tiềm ẩn nguy cơ bị sâu nhiều nhất.

Khi ăn uống, chúng ta sử dụng răng hàm để nhai, xé, nghiền để thức ăn được nhuyễn trước khi chuyển xuống dạ dày tiêu hóa. Nếu răng hàm bị sâu, quá trình tiêu hóa của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Bé sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc ăn các loại thức ăn. Nhiều trẻ sẽ biếng ăn, bỏ bữa, thậm chí sẽ khiến bé bị đau dai dẳng kể cả trong lúc ngủ.

Răng sâu khiến trẻ biếng ăn.
Răng sâu khiến trẻ biếng ăn.

Răng sữa mang tính định hướng cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Răng hàm sữa cũng vậy. Nếu răng hàm sữa bị sâu sớm, vi khuẩn sẽ hủy hoại từ ngoài vào trong. Nếu nhổ răng hàm sữa mà chưa đến tuổi bé thay răng (dưới 6 tuổi) thì lợi của bé sẽ bị khô lại, răng hàm vĩnh viễn sẽ rất khó khăn để mọc được. Nếu xảy ra tình trạng này, răng hàm mới mọc có thể sẽ mọc chèn lên các răng phía trước, gây ảnh hưởng tới cấu trúc của cả hàm răng.


Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng hàm


Răng hàm là răng cứng nhất trong bộ răng sữa của bé. Để phát hiện ra sâu răng hàm cũng rất khó, bởi vì nó nằm sâu ở trong, phải có những dụng cụ nha khoa thì mới có thể phát hiện được sâu ở răng hàm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sâu răng hàm ở trẻ, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn do đồ ngọt và chế độ vệ sinh răng miệng của bé.

Đồ ngọt luôn là đồ ăn ưa thích của trẻ em. Ngay cả đối với nhiều người lớn, họ cũng không thể cưỡng lại được sự hấp dẫn của đồ ngọt. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có thể gây nên rất nhiều chứng bệnh. Ở trẻ em, đồ ngọt là nguyên nhân chính dẫn tới sâu răng, trong đó có sâu răng hàm. Hầu hết bé ở lứa tuổi mới mọc răng thường được bố mẹ cho ăn đồ ngọt thỏa thích. Họ cho rằng bé mới lớn cần được ăn uống thoải mái, răng sâu cũng không quan trọng vì chi là răng sữa, sau này sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Đồ ngọt là “kẻ thù” của những chiếc răng.
Đồ ngọt là “kẻ thù” của những chiếc răng.


Đây là quan niệm sai lầm dẫn tới việc sâu răng ở trẻ trở nên phổ biến. Chất đường cũng rất quan trọng với trẻ. Nhưng đường có chứa trong các đồ ăn ngọt nếu sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho bé, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khoang miệng. Các bậc cha mẹ không nên cho phép con em mình ăn quá nhiều đồ ngọt, nên bổ sung đường thông qua các sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên như hoa quả, thay vì đường trong các loại đồ ăn chế biến sẵn. Sau khi ăn đồ ăn có đường xong nên tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước trắng sạch sẽ.

Thói quen đánh răng của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng hàm. Trẻ cần được chải răng thường xuyên, ít nhất mỗi lần sau mỗi bữa ăn. Cha mẹ và thầy, cô giáo cần hướng dẫn bé chải răng nhẹ nhàng và đúng cách, ngăn ngừa mảng bám dẫn đến sâu răng.

Điều trị sâu răng hàm ở trẻ


Trẻ bị sâu răng hàm có thể được điều trị theo nhiều phương pháp, tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh.

Nếu mới chớm sâu, các nha sĩ có thể sử dụng phương pháp trám răng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn sâu răng. Nếu răng bị vi khuẩn tàn phá nặng nề, cha mẹ cần cân nhắc việc nhổ bỏ chiếc răng này. Tuy nhiên, việc nhổ bỏ răng hàm ở trẻ dù có thể chấm dứt cơn đau cho trẻ, nhưng nó có thể gây ảnh hưởng tới việc mọc răng sau này. Răng hàm bị nhổ sớm khiến răng hàm vĩnh viễn mọc lên có thể sẽ chèn vào vị trị mọc của các răng khác, ảnh hưởng tới chức năng của răng và vấn đề thẩm mỹ.

Cho nên khi trẻ bị sâu răng hàm thì bạn nên tìm một nha khoa uy tín để các bác sĩ có phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ hạn chế các biến chứng về sau.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Có nên hàn răng sâu cho trẻ hay không ?

Răng sữa bị sâu có nên hàn răng sâu cho trẻ hay không là thắc mắc của không ít bậc cha mẹ khi trẻ bị sâu răng sữa. Cùng tìm lời giải đáp cho thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé.


 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sữa bị sâu


Việc vệ sinh răng miệng chưa tốt cùng với men và ngà răng sữa có sức đề kháng với sâu răng kém hơn răng vĩnh viễn, nên tình trạng răng sữa bị sâu rất dễ xảy ra.

Có thể bạn chưa biết, nếu răng sữa mất sớm, trẻ sẽ kém phát triển khả năng nhai, phát âm không chuẩn, hàm răng bị xô lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này, nguy hiểm hơn, những chiếc răng sâu chính là các ổ nhiễm khuẩn là nguyên nhân gián tiếp gây nên các bệnh hô hấp, khớp, tim mạch hay viêm xoang.

Sâu răng sữa ở trẻ em là điều thường gặp 

Bên cạnh đó, răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Sau này, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và có thể sẽ mọc lệch.


Răng sữa bị sâu có nên hàn không hay là nhổ bỏ?


Răng sữa bị sâu có nên hàn không hay nhổ bỏ phụ thuộc vào tuổi răng thật cụ thể. Nếu răng sắp đến thời điểm rụng thì không cần thiết, nhưng nếu còn chưa đến lúc được thay răng thì cần phải cân nhắc.

Răng vĩnh viễn bên dưới khi mọc lên sẽ làm tiêu gốc răng sữa bên trên làm răng sữa lung lay và rụng đi. Hiện tượng tiêu chân răng ở răng sữa là hiện tượng sinh lý bình thường. Vì thế, việc nhổ bỏ răng sữa là không nên mà cần cố gắng phục hồi. Nhổ răng chỉ áp dụng khi răng sữa bị sâu quá nặng, viêm nhiễm gây đau đớn cho trẻ.

Răng sữa bị sâu nên được hàn trám để phục hồi ăn nhai

Nếu răng sâu không chữa sẽ tiếp tục sâu nặng hơn gây viêm tủy, chết tủy, cần phải chữa tủy, nặng hơn có thể phải nhổ răng đi. Tuy nhiên, có những răng sữa bị sâu, thậm chí viêm, chết tủy nhưng răng đó đã đến thời điểm thay răng thì không cần hàn nữa mà có thể chờ để nhổ luôn

Nhưng khi răng còn có thể phục hồi thì cách nhẹ nhàng nhất chính là hàn răng sâu cho bé.

Sau khi hàn trám răng sâu, bé có thể ăn nhai hoàn toàn bình thường cho đến khi răng vĩnh viễn mọc lên và thay thế cho răng sữa bị sâu.

Răng sữa bị sâu nên hàn theo cách nào?


Khi răng sữa bị sâu thì cơ bản vẫn cần hàn răng lại để bảo tồn. Việc răng sữa bị sâu có nên hàn trám lại không hay là có thể nhổ luôn chỉ nên quyết định sau khi đã được bác sỹ thăm khám cụ thể tình trạng răng sâu và tuổi răng cụ thể như thế nào.

Trên thực tế, hàn trám là một thao tác khá đơn giản và không gây đau đớn nhiều cho trẻ nên bạn có thể đưa bé tới gặp nha sỹ nếu phát hiện thấy các biểu hiện sâu răng như hình thành lỗ sâu, đau nhức, ăn nhai kém.

Một ca hàn trám răng thường chỉ diễn ra trong vòng từ 15-20 phút, tuy nhiên nha sỹ sẽ tiến hành nạo sạch vết sâu trước để loại bỏ các mô răng bị bệnh và hạn chế những mầm mống vi khuẩn gây sâu răng trở lại. Thao tác trám nhẹ nhàng cùng thuốc gây tê cục bộ sẽ giúp cho bé cảm thấy thoải mái và không lo lắng.





Kết quả hàn răng sâu bền chắc và thẩm mỹ tại Nha khoa KIM

Khi thực hiện hàn trám răng sâu cho bé tại Nha khoa KIM, bạn có thể yên tâm về các vấn đề như đau nhức, khó chịu, đảm bảo hay không.

+ Công nghệ cho hiệu quả trám cao, miếng trám đẹp, thẩm mỹ, hài hòa, trùng khớp với mô răng khuyết, duy trì răng một cách chắc chắn cũng như tạo yếu tố thẩm mỹ cao. Đặc biệt công nghệ này giúp hàn răng nhanh chóng và rất nhẹ nhàng, không gây đau nhức khó chịu nhiều nên bé hoàn toàn thoải mái khi hàn răng.

+ Miếng hàn chịu lực khá tốt, tương thích với mô răng thật, lại vừa khít hoàn toàn, không có khe hở nên bé có thể ăn nhai thoải mái và không lo bị ê buốt.

Nếu như còn thắc mắc nào về răng sữa bị sâu có nên hàn răng sâu cho trẻ hay không thì bạn có thể liên hệ trực tiếp nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Tại sao phải niềng răng cho trẻ em ?

Để tránh tình trạng răng mọc sai lệch thì niềng răng trẻ em là việc mà các bậc cha mẹ nên làm cho trẻ. Vì nếu để răng mọc sai lệch sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của trẻ và ảnh hưởng nghiêm trọng đén thẩm mỹ sau này.

Tại sao cần niềng răng cho trẻ ?

Các tình trạng răng bị hô, móm, răng mọc lộn xộn…tạo nên sự sai lệch trên cung hàm gây ra những hậu quả sau:

– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.

– Ăn nhai khó khăn

Các răng mọc sai lệch dẫn đến tình trạng sai khớp cắn, làm cho việc nhai cắn thức ăn trở nên khó khăn hơn, thức ăn không được nghiền nát tác động không tốt đến hệ tiêu hóa, việc hấp thu chất dinh dưỡng và lâu dài gây nên tình trạng chán ăn cho trẻ.

Niềng răng cho trẻ là điều cần thiết
Niềng răng cho trẻ là điều cần thiết

– Khó vệ sinh răng miệng

Những chiếc răng mọc lộn xộn, che lấp, chồng lên nhau sẽ tạo ra những khe chen giữa các răng, thức ăn dễ bị mắc kẹt ở những vị trí này và việc vệ sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Lâu dần mảng bám và vi khuẩn dễ hình thành gây nên các bệnh răng miệng.
Khi nào có thể niềng răng cho trẻ ?

Các chuyên gia nha khoa thế giới khuyên nên chỉnh nha niềng răng cho trẻ càng sớm càng tốt, khoảng 6 -7 tuổi là trẻ có thể áp dụng niềng răng nếu nhận thấy những sự sai lệch về khớp cắn. Bởi, lúc này xương hàm đang phát triển, còn mềm nên dễ chỉnh đốn và tác động hiệu quả cao. Niềng răng sớm cho trẻ sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian điều trị và hiệu quả đem lại cũng khả quan hơn.

Niềng răng trẻ em và những điều cần biết
Niềng răng trẻ em và những điều cần biết

Tuy nhiên, trong một số trường hợp dù trẻ đã 7 tuổi nhưng răng sữa chưa rụng hết, răng cố định vẫn chưa mọc đủ thì vẫn chưa thể thực hiện niềng răng được. Nếu niềng răng lúc này thì khi những chiếc răng cố định mọc lên mà không tuân theo nhưng khoảng trống của các răng sữa thì các răng vẫn có sự xô lệch, sai trật tự.


Bên cạnh đó, nếu trẻ chưa đến 6 tuổi nhưng hệ răng lại phát triển sớm và tương đối ổn định thì vẫn có thể thực hiện niềng răng.

Chỉ định niềng răng có thể được sau khi bác sĩ đã tiến hành thăm khám cẩn thận cung hàm của trẻ.
Nên niềng răng cho trẻ bằng phương pháp nào ?

Hiện nay có các phương pháp niềng răng như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng không mắc cài, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt lưỡi. Trong đó, lựa chọn phương pháp mắc cài kim loại thường được chỉ định sử dụng phổ biển. Bởi trẻ em là độ tuổi chưa để ý nhiều đến vấn đề thẩm mỹ trong quá trình niềng răng nên mắc cài kim loại khá phù hợp. Bên cạnh đó, mắc cài kim loại tạo ra lực kéo bền bỉ, tạo ra hiệu quả tốt cho quá trình điều trị, rút ngắn đáng kể thời gian điều trị so với các phương pháp khác.

Sau khi thực hiện niềng răng tại nha khoa KIM, trẻ sẽ nhận ra sự thay đổi tích cực sau:

– Hàm răng đạt độ đều đặn, thẳng tắp và hài hòa với tổng thể chung của cung hàm.

– Xương và hàm hoàn toàn khỏe mạnh sau mỗi đợt dịch chuyển và kết thúc điều trị.

– Thời gian niềng răng được rút ngắn đáng kể.

Niềng răng cho trẻ em không chỉ nhằm khôi phục sự tự tin cho trẻ với một hàm răng đều, đẹp và còn giúp hỗ trợ tốt trong việc ăn nhai và vệ sinh răng miệng. 

Nếu cần tìm hiểu rõ hơn về những điều cần chú ý khi niềng răng cho trẻ em, bạn vui lòng đưa trẻ đến nha khoa KIM hoặc liên hê 19006899 để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể hơn.